Cây thuốc quanh ta: Cỏ roi ngựa hay Nam bộ gọi là cây Mạch lạc - TRỒNG RAU LÀM VƯỜN/TRONG RAU LAM VUON/DỊCH VỤ QUÀ TẶNG/QUÀ TẶNG HANDMADE

Cây đuôi chuột hay cỏ roi ngựa, miền Nam còn gọi là cây mạch lạc; một loại thảo dược thiên nhiên mọc hoang ở một số địa phương nước ta. Tác dụng nổi bật nhất của loại thảo dược này, được nhiều người chú ý đó là hiệu quả điều trị ho, viêm họng và hạ đường huyết rất hay.

top
Địa chỉ: 282 quốc lộ 50, KP4, Cần giuộc , Long An
Hotline: 0908 246 805
facebookHoa Nhà HandgiftHandgiftyt

Cây thuốc quanh ta: Cỏ roi ngựa hay Nam bộ gọi là cây Mạch lạc

09-09-2020
Cây đuôi chuột hay cỏ roi ngựa, miền Nam còn gọi là cây mạch lạc; một loại thảo dược thiên nhiên mọc hoang ở một số địa phương nước ta. Tác dụng nổi bật nhất của loại thảo dược này, được nhiều người chú ý đó là hiệu quả điều trị ho, viêm họng và hạ đường huyết rất hay.

Cây có tên khoa học là Stachytarpheta jamaicensis, thuộc họ cỏ roi ngựa

Mô tả sơ bộ về cây mạch lạc

Là dạng cây thân thảo, có chiều cao dưới 1m, thân cây nhỏ.

Lá cây có nhiều răng cưa.

Hoa mạch lạc mọc ra từ ngọn cây, Hoa có màu tím.

 

cây mạch lạc

Cây mạch lạc mọc ở đâu ?

Đây là một loài cây mọc hoang hóa, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây mạch lạc ở các vùng đất hoang hóa khắp các tỉnh thành ở nước ta, do vậy đây sẽ là một loại thảo dược rất tiềm năng bởi sự phân bố đa dạng của nó.

Ngoài Việt Nam, mạch lạc còn mọc ở nhiều nước Đông nam á khác như Malaixia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Brazin….

Công dụng của cây mạch lạc

Y học cổ truyền cho rằng cây mạch lạc có vị hơi đắng, the, tính mát. Được sử dụng như một vị thuốc tiêu viêm, giải độc. Dùng toàn cây dưới dạng cây tươi hoặc cây khô.

Theo kinh nghiệm dân gian  được phó tiến sĩ Võ Văn Chi viết trong cuốn sách “Cây thuốc An Giang” xuất bản năm 1991; cây mạch lạc có những tác dụng chính sau:

- Điều trị hở van tim

- Viêm đường tiết niệu

- Lợi tiểu

- Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ

- Điều trị ho, viêm họng

- Giảm mụn nhọt, viêm nhiễm ngoài da

- Tẩy giun sán

- Điều trị đau mắt

- Hạ đường huyết, điều trị tiểu đường 

Cách dùng cây mạch lạc làm thuốc

- Điều trị ho, tiêu chảy, viêm tiết niệu : Dùng 20g ~ 30g cây khô sắc với khoảng 1 lít nước, đun cạn lấy 500ml nước uống trong ngày. Bài thuốc rất đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao với bệnh viêm tiết niệu, tiêu chảy và ho .

- Điều trị mụn nhọt ngoài da : Dùng lá tươi giã nát đắp ngoài da, cách dùng này sẽ giúp các vùng da bị mụn nhọt, viêm nhiễm có mủ sẽ sớm lành, do tính chất kháng viêm của cây mạch lạc.

- Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2: Lá, ngọn mạch lạc khô 30g hãm nước uống hàng ngày, cách này giúp người bệnh hạ đường huyết rất tốt. Đây là một trong những cách điều trị đơn giản cho người bệnh tiểu đường.

- Cây mạch lạc có tác dụng điều trị hở van tim không ?

Thời gian qua trên Facebook một số hội nhóm có đăng video, dẫn chứng một số trường hợp chiều trị khỏi bệnh hở van tim bằng lá mạch lạc tươi (Theo hướng dẫn tại đây để điều trị hở van tim, người bệnh dùng lá tươi, nam 7 lá, nữ 9 lá nhai nuốt vào buổi sáng) thu hút được nhiều sự quan tâm, bình luận của nhiều người. Tham khảo thông tin chúng tôi nhận thấy đa phần đánh giá, bình luận đều nhận định cây mạch lạc có hiệu quả tốt cho bệnh nhân hở van tim.

Đây là một trong những kinh nghiệm rất hay từ nhân dân, tuy chưa có cơ sở chứng minh nhưng cũng là một trong những kinh nghiệm quý báu cần tiếp tục nghiên cứu thêm, để có thể áp dụng rộng rãi trong đời sống.

Lưu ý: Khi sử dụng cây mạch lạc để điều trị bệnh hở van tim người bệnh nên tham khảo và xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự ý sử dụng khi chưa có những hiểu biết sâu về vị thuốc này.

Các nghiên cứu lý dược về cây mạch lạc

cây mạch lạc

- Tác dụng điều trị tiêu chảy: Trường Khoa học Sinh học, Đại học Sains Malaysia, tìm thấy khả năng chống tiêu chảy của cây mạch lạc, mạch lạc Stachytarpheta jamaicensis. Kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2007.

- Tác dụng kháng viêm: Sở Khoa học y sinh, Khoa Y và Khoa học Y tế, Malaysia kết luận cây mạch lạc Stachytarpheta jamaicensis có tác dụng chống nhiễm trùng, cũng như tác dụng chống viêm rất đáng kể (3)

Tác dụng hạ đường huyết: Khoa Dược, Khoa Dược, Đại học Obafemi Awolowo, Nigeria và Khoa Dược, Viện Dược và Hóa Dược, Münster, Đức đồng nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của cây mạch lạc Stachytarpheta jamaicensis, nghiên cứu được tiến hành trên cơ thể chuột mắc bệnh tiểu đườngKết quả cho thấy chiết xuất lá mạch lạc có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Do đó, việc đưa lá Stachytarpheta cayennensis vào chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường tuýp II là giải pháp tốt cho người bệnh.

- Với bệnh viêm tiết niệu và tiểu đường: Nghiên cứu lâm sàng trực tiếp được tiến hành bởi BCICS, Đại học Victoria, British Columbia, Canada đã kết luận chiết xuất là cây Stachytarpheta jamaicensis  có tác dụng giảm viêm tiết niệu và bệnh tiểu đường .

- Hạ huyết áp: Mới đây nhóm các nhà nghiên cứu F. Amaechina và JE Atama đã tìm thấ khả năng hạ huyết áp của dịch chiết nước của lá mạch lạc Stachytarpheta jamaicensis 

- Tác dụng làm lành vết thương: Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã tìm thấy hiệu quả điều trị lành vết thương của chiết xuất hydro-rượu từ lá mạch lạc Stachytarpheta jamaicensis trong gây trên chuột bị tiểu đường

Ai không dùng được cây mạch lạc (mạch lạc) ?

Theo báo Đà Nẵng phụ nữ mang thai không dùng được lá mạch lạc, bởi vì có thể gây sảy thai

Do có tác dụng hạ huyết áp nên những bệnh nhân bị huyết áp thấp không nên dùng.

Chú ý cách phân biệt cây mạch lạc

cây mạch lạc

Các bạn cần lưu ý, ngoài tự nhiên có một số loài cây hình dáng gần giống với cây mạch lạc, nhưng không có công dụng quý của cây mạch lạc. Vì vậy khi sử dụng làm thuốc các bạn cần cần chú ý để biết cách phân biệt;

Hình dáng: Đặc điểm dễ để nhận biết nhất đó là: cây mạch lạc của chúng ta có hoa màu tím xanh. Cây mạch lạc giả thường có hoa màu trắng, hoa nhỏ hơn

 Mùi vị: Cây mạch lạc có vị hơi đắng và the. Cây giả thường không có mùi vị gì

Nguồn: caythuoc.org


Danh mục sản phẩm

Tin tức

Hotline:
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS
content/detail_special