Rau củ quả kết hợp trong canh thuốc hỗ trợ phòng, chữa bệnh ung thư dạ dày - TRỒNG RAU LÀM VƯỜN/TRONG RAU LAM VUON/DỊCH VỤ QUÀ TẶNG/QUÀ TẶNG HANDMADE

Trong các món canh thuốc phòng, chữa bệnh ung thư thường có các loại rau, củ, quả, thịt động vật kết hợp với các vị thuốc, đây là sự kết hợp có chủ tính của người xưa nhằm giúp người bệnh ung thư tăng cường sức khoẻ vốn bị suy giảm cạn kiệt

top
Địa chỉ: 282 quốc lộ 50, KP4, Cần giuộc , Long An
Hotline: 0908 246 805
facebookHoa Nhà HandgiftHandgiftyt

Rau củ quả kết hợp trong canh thuốc hỗ trợ phòng, chữa bệnh ung thư dạ dày

20-10-2017
Trong các món canh thuốc phòng, chữa bệnh ung thư thường có các loại rau, củ, quả, thịt động vật kết hợp với các vị thuốc, đây là sự kết hợp có chủ tính của người xưa nhằm giúp người bệnh ung thư tăng cường sức khoẻ vốn bị suy giảm cạn kiệt

Tìm hiểu căn bệnh ung thư dạ dày cho thấy, bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 40 trở lên không phân biệt nam nữ. Tỉ lệ người bị ung thư dạ dày ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên những năm gần đây số người mắc bệnh ung thư dạ dày ở độ tuổi dưới 30 ngày càng nhiều hơn. Ung thư dạ dày thường xuất hiện ở một số vị trí trong dạ dày như: Bờ cong nhỏ, hang môn vị, tâm vị, ở hành tá tràng ít gặp.

Một số triệu chứng ở người bệnh cần được quan tâm thăm khám cụ thể

- Rối loại tiêu hoá, ăn chậm tiêu, đau bụng, nôn ợ, trướng bụng, đại tiện táo, lỏng thất thường.

- Thiếu máu, đại tiện phân đen, dễ bị nhầm với chảy máu dạ dày đơn thuần

- Người bệnh khi ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn thường có triệu chứng rối loạn tiêu hoá nhiều hơn, cơ thể gầy sút nhanh.

Ngoài ra khi xét nghiệm máu cho kết quả số lượng huyết sắc tố và hồng cầu giảm, bạch cầu tăng ít, độ toan của dịch vị thường thiếu toan hoặc vô toan.

Bệnh ung thư ở các giai đoạn sớm, muộn khác nhau thì có phác đồ điều trị khác nhau. Trong chế độ ăn uống người bệnh nên lựa chọn các món canh cần thiết, phù hợp để hỗ trợ chữa bệnh ung thư dạ dày

Rau củ quả kết hợp trong canh thuốc hỗ trợ phọng, chữa bệnh ung thư dạ dày

1. Lá lốt

lá lốt kết hợp trong canh thuốc

Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh.

Dưới góc độ của y học cổ truyền, lá lốt còn là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.

Trong nhân dân ta, lá lốt được dùng chữa nhiều bệnh, chủ yếu là chữa thấp khớp, chân tay lạnh, tê bại, đau lưng, mỏi gối, đau răng, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy do phong hàn.

Trong dinh dưỡng, lá lốt nấu canh với thịt bò, thịt heo, tôm, tép, hến… là những món ăn bổ dưỡng, giúp người già chống đỡ được một số bệnh tật, nhất là làm giảm đau nhức xương, khớp về mùa lạnh.

2. Dưa leo

dưa leo kết hơp trong chanh thuốc

Quả dưa leo chứa nhiều nước và chứa protid, lipid, carbohydrat, Ca, Fe, Mg, P; các vitamin nhóm B (B1, B2, niacin); vitamin C và A. Hạt có dầu béo và protid, saponin, hypoxanthin (có tác dụng trừ giun) và cucurbitacin (có tác dụng chống u bướu).

Nên ăn dưa leo trong khẩu phần hàng ngày cùng các rau xanh khác có tác dụng tốt cho nhuận tràng, phòng chống u bướu đường tiêu hóa. Vị ngọt, mát, hơi có độc; vào tỳ vị, dưa chuột có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Dùng cho người bị sốt nóng, miệng khô khát nước, đau sưng họng, phù nề. Có thể ăn tùy ý dưa chuột tươi, nấu xào hay ép lấy nước.

Ở Ấn độ, hạt dưa leo là chất làm mát, thuốc bổ và lợi tiểu; dùng kết hợp với thân rễ chuối tiêu, thân cây thần thông, măng tre, tro của cây vừng và một số dược liệu khác để làm thuốc chữa sỏi đường niệu và tiểu tiện đau. Ở Indonesia, nước ép quả dưa leo già trộn với nhục đậu khấu điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Y học dân gian Italia dùng nước sắc hạt dưa leo để trị giun sán...

Theo Đông y, dưa leo vị ngọt, mát, hơi có độc; vào tỳ vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng khô khát nước, đau sưng họng, phù nề.

3. Rau bắp cải

rau bắp cải kết hợp trong canh thuốc

Là một loại rau phổ biến trong mùa thu - đông, bắp cải không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chữa được nhiều bệnh.

Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: cà rốt, khoai tây, hành tây. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.

Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Bắp cải cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.

4. Cà chua

cà chua kết hợp trong canh thuốc

Cà chua được mệnh danh là một nhà máy dinh dưỡng vì nó cung cấp rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe

Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chấtcần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Điều tuyệt vời hơn ở cà chua là chúng chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo

Theo Sức khoẻ & Đời sống – Lương y Thái Hoà


Hotline:
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS
content/detail_special