Ghép Mai theo cách của nghệ nhân qua hình ảnh - TRỒNG RAU LÀM VƯỜN/TRONG RAU LAM VUON/DỊCH VỤ QUÀ TẶNG/QUÀ TẶNG HANDMADE
Hiện nay, có rất nhiều cách ghép Mai, mỗi cách ghép đều có ưu nhược điểm riêng. Về nguyên tắc thì giống nhau nhưng mỗi nghệ nhân, mỗi nhà vườn đều có thao tác và kinh nghiệm không giống nhau, khác nhau trong từng cách ghép.
Hiện nay, có rất nhiều cách ghép Mai, mỗi cách ghép đều có ưu nhược điểm riêng. Về nguyên tắc thì giống nhau nhưng mỗi nghệ nhân, mỗi nhà vườn đều có thao tác và kinh nghiệm không giống nhau, khác nhau trong từng cách ghép.
Hãy xem nghệ nhân Lê Văn Minh chia sẻ cách ghép giống Mai vàng lên cây Mai tứ quý nhé.
Theo nghệ nhân, thời gian tốt nhất để thực hiện việc ghép Mai là từ tháng 11 âm lịch đến tháng 3 âm lịch năm sau.
Các bước thực hiện
Ảnh chụp hình tạp chí
H1, H2, H3: Chọn gốc ghép
Ảnh chụp hình tạp chí
Chọn chậu Mai tứ quý đang ra lá non (gọi là pha động) tưới đẫm nước vào chậu trước một ngày. Ngày hôm sau tiến hành thu ngắn cành, cắt bỏ những đoạn dư thừa, tạo dáng cho cây gọn gàng.
Ảnh chụp hình tạp chí
Chọn ngọn cây Mai vàng làm giống (nên chọn Mai giảo 8-16 cánh) ở thời điểm sắp ra lá non (gọi là pha chuẩn bị động).
Ảnh chụp hình tạp chí
H5: Chuẩn bị dụng cụ: Kiềm cắt cành nhỏ, dao, lưỡi lam, cuộn ny lông màu đục, cuộn ny lông màu trong.
H6: Cắt hết lá ở ngọn giống, cắt ngắn còn khoảng 2-2,5 cm.
Cách ghép trên thân
Ảnh chụp hình tạp chí
Ảnh chụp hình tạp chí
H7, H8: Dùng dao rạch 2 đường thẳng song song, dài khoảng 2,5-3 cm, cách nhau 0,5 cm. Rạch một đường ngang 0,7 cm hợp với 2 đường kia tạo thành chữ U ngược để mở miệng.
Ảnh chụp hình tạp chí
H9, H10: Dùng lưỡi lam vạt 2 mặt của ngọn giống.
Ảnh chụp hình tạp chí
H11: Cắm ngọn giống vào miệng.
Ảnh chụp hình tạp chí
Ảnh chụp hình tạp chí
H12, H13: Dùng cuộn ny lông màu đục quấn giữ cố định ngọn giống khoảng 1 vòng rồi dùng ngọn tay đè chặt ngọn giống, quấn tiếp 3 vòng nữa là ngưng.
Ảnh chụp hình tạp chí
H14: Dùng cuộn ny lông màu trong quấn theo hướng từ dưới lên để nước không lọt vào làm thúi ngọn giống.
Ảnh chụp hình tạp chí
H15: Hoàn thành một vị trí ghép.
Tương tự thao tác này, bạn có thể ghép bất kỳ chỗ nào trên thân cây Mai tứ quý mà bạn thấy thiếu cành nhánh.
Cách ghép ở đầu cành
Ở đầu cành đã cắt cụt (H3), bạn chỉ cần rạch 2 đường thẳng song song, dài khoảng 2,5-3 cm, cách nhau 0,5 cm là dễ dàng mở miệng.
Chăm sóc Mai sau khi ghép
- Không cần che nắng nhưng nếu có điều kiện, dùng lưới che 50% nắng trong 7-10 ngày thì tốt hơn.
- Không tưới nước 2-3 ngày kể từ khi ghép, sau đó tưới bình thường.
- Khoảng 3-4 ngày thấy ngọn giống chuyển màu đen là thất bại, ngược lại có màu xanh là tin vui.
- Khoảng 10-15 ngày, khi thấy ngọn giống phát triển dài ra, chọc thủng ny lông thì tháo bỏ ny màu trong vào buổi chiều mát, khỏang 15-16 giờ
Chúc các bạn thành công khi áp dụng theo cách ghép này!