Thơm cùng với nhiều loại trái cây khác chứa nhiều chất bổ dưỡng có ích cho sức khoẻ. Trái thơm rất giàu chất xơ, các enzym tiêu hoá, vitamin C, canxi và kali.
Nếu không muốn ăn trực tiếp những trái dứa tươi thơm ngát, bạn có thể làm smoothies, điểm dứa trên bánh pizza, làm kem dứa, salad dứa…
Được biết, các enzym brommelain có trong thơm giúp kích thích tiêu hoá. Bên cạnh đó thơm được xem là thực phẩm tốt cho dạ dày và giảm chứng ợ nóng.
Với nguồn vitamin C dồi dào cùng các chất khoáng như canxi, kali, chất xơ, brôm, Iốt, phốtpho, các enzym…trái thơm đóng góp hữu hiệu trong quá trình phát triển khung xương, sụn, răng lợi.
Thơm rất giàu mangan-một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô liên kết. Một cốc nước ép thơm hàng ngày rất có lợi cho khung xương của người trẻ và tăng cường sức mạnh xương cho những người già.
3. Tăng cường sức đề kháng cơ thể
Vitamin C có trong thơm luôn được coi là một loại thuốc tự nhiên tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn thơm hàng ngày giúp cơ thể tăng cường quá trình hấp thu chất sắt từ các loại rau trái và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
Khi bạn bị ho và cảm lạnh, nhiều người thường tìm cách tăng cường vitamin C cho cơ thể bằng cách uống nước cam, sao bạn không cân nhắc đến việc ăn thơm nhỉ? Những lợi ích của trái thơm khi bạn bị cảm lạnh hay ho giống hệt nước cam. Ngoài ra, bromelain được tìm thấy trong thơm còn giúp ngăn chặn ho và nới lỏng niêm dịch.
Dứa là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, ăn dứa thường xuyên đặc biệt tốt cho những người thiếu máu hoặc đang trong quá trình hồi phục sức khoẻ.
Bạn muốn giảm béo – hãy dùng dứa thường xuyên cùng với bưởi, nó có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể.
Bên cạnh đó, vitamin C trong dứa có tác dụng ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại gây bệnh sâu răng.
- Những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết) không nên ăn thơm, vì dứa có tác dụng phân huỷ fibrin chống tụ máu.
- Không nên ăn thơm tươi lúc đói, vì các axit hữu cơ của thơm và bromelain tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
- Nên chọn ăn những trái thơm tươi và nguyên lành, không ăn dứa bị dập, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua qua ít muối rồi rửa sạch mới ăn.
Lương y Đinh Công Bảy