Rau thuốc quanh ta: Rau tía tô chữa cảm cúm - TRỒNG RAU LÀM VƯỜN/TRONG RAU LAM VUON/DỊCH VỤ QUÀ TẶNG/QUÀ TẶNG HANDMADE

Rau tía tô còn gọi là Tử tô (Perilla Frutescena L.), thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae)

top
Địa chỉ: 282 quốc lộ 50, KP4, Cần giuộc , Long An
Hotline: 0908 246 805
facebookHoa Nhà HandgiftHandgiftyt

Rau thuốc quanh ta: Rau tía tô chữa cảm cúm

12-05-2017
Rau tía tô còn gọi là Tử tô (Perilla Frutescena L.), thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae)

Mô tả cây rau tía tô

rau-thuoc-rau-tia-to
Rau tía tô được trồng nhiều làm gia vị và làm thuốc

Tía tô là cây thân thảo, có thân vuông, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, mép khía răng, mặt trên xanh lục, mặt dưới màu tía hoặc xanh tía, có khi cả 2 mặt đều tía có lông. Hoa trắng hay tím nhạt mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hình cầu, màu nâu nhạt.

Bộ phận dùng : Cành non mang lá, lá và quả.

Nơi sống và thu hái 

Cây được trồng nhiều làm gia vị và làm thuốc, ở khắp các tỉnh vùng đồng bằng. Trồng bằng hạt, chọn ở những cây to khỏe không sâu bệnh, gieo vào tháng 1-2 dương lịch, về tháng 3 - 4, có thể thu hái lá lần thứ nhất; sau đó khoảng 1 tháng, có thể hái lứa thứ hai. Sau lần hái đầu tiên cần bón phân chăm sóc cho cây. Mỗi cây có thể thu hái 2-3 lần lá. Khi thu hái lá, cành, phải phơi khô trong mát hay sấy nhẹ để giữ lấy hương vị.

Hoạt chất và tác dụng  

Trong cây có 0,50% tinh dầu, mà thành phần chủ yếu là perilla andehyt (55%), limonen, anphapinen và dihydroc umin, chất màu trong lá là do este của chất xyanin clorit. Ngoài ra còn có adenin và acginin.

Theo Y học cổ truyền, cây có vị cay, mùi thơm, tính ấm, được dùng làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hóa, giảm đau, giải độc và chữa cảm cúm. Cành có tác dụng như lá nhưng kém hơn, còn dùng làm thuốc an thai, có thai đau bụng ra huyết, thai trồi lên. Quả dùng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn.

Cách dùng rau tía tô

rau-thuoc-rau-tia-to
Rau tía tô chữa cảm cúm

- Lá tươi thái nhỏ với hành, ăn với cháo nóng chữa cảm cúm.

- Làm rau ăn hàng ngày, giúp tiêu hóa, giải cảm, giải nóng.

- Nước vắt lá tươi hoặc nước sắc lá khô (10g) giải độc do ăn cua, cá.

- Lá tươi ngâm giấm uống mỗi lần 2 thìa cà phê trị nhức đầu, nóng lạnh, ho khò khè. Còn phối hợp với các loại lá khác chữa cảm cúm.

- Nước sắc quả chửa ho, nôn mửa, đau bụng, khó tiêu.

- Nước sắc cành Tía tô với rễ Gai dùng chữa động thai. Nếu thấy ra máu thì thêm lá Huyết dụ (Phất dũ).

Ngày dùng 6 - 12g lá tươi và quả 8 - 20g cành.

Cây thuốc trị bệnh thông dụng – PTS. Võ Văn Chi


Danh mục sản phẩm

Tin tức

Hotline:
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS
content/detail_special