Các bài thuốc hữu dụng từ rau tía tô - TRỒNG RAU LÀM VƯỜN/TRONG RAU LAM VUON/DỊCH VỤ QUÀ TẶNG/QUÀ TẶNG HANDMADE

Tía tô là loại rau thơm. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo

top
Địa chỉ: 282 quốc lộ 50, KP4, Cần giuộc , Long An
Hotline: 0908 246 805
facebookHoa Nhà HandgiftHandgiftyt

Các bài thuốc hữu dụng từ rau tía tô

16-05-2017
Tía tô là loại rau thơm. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo

Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

rau-tia-to
Rau tía tô vừa là rau gia vị vừa là rau thuốc

Tinh dầu từ lá tía tô có thể được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy thuộc vào loài. Dầu tía tô được sử dụng như một loại dầu ăn có giá trị nhiều hơn cho lợi ích y học so với hương vị của nó.

1. Chữa bệnh dạ dày

Theo như các nghiên cứu khoa học, lá rau tía tô là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Bởi trong lá rau tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. 

Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hoá, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá  tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.

2.Tiêu đờm giảm ho

Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (Tía tô 6-12g, La bạc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.

3. Kiện vị cầm nôn

Trường hợp nôn ọe, ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (dạng hư hàn) dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng.

Bên cạnh đó, tắm và ngâm mình cũng là một cách làm hiệu quả giúp làn da trắng và sạch mụn với lá rau tía tô. Trong lá tía tô chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và các chất như Ca, Fe, P, đồng thời có một hàm lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên vốn không gây tổn hại gì cho da, giúp cho da  mịn màng và trắng hồng từ sâu bên trong.

4. Dùng tía tô chữa bệnh Gút, xương khớp

rau-tia-to
Sắc lá tía tô uống thường xuyên có thể giảm sưng

Ngâm chân

Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi, đổ ra chậu đậy bằng một cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội cho 2 chân vào ngâm rửa…. Nên cho thêm một ít muối vào nước ngâm chân sẽ tốt hơn.

 Uống nước lá tía tô: Sắc lá tía tô uống thường xuyên có thể giảm sưng, chống viêm và tăng cường khả năng đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể khắc phục các triệu chứng bệnh nhanh hơn. Chú ý chỉ cần lấy lá tía tô rửa sạch, đem đun sôi rồi chắt lấy nước uống hàng ngày.

 Đắp lá tía tô: Sử dụng theo cách này tình trạng đau khớp sẽ dịu nhanh chóng. Dùng lá và cành tía tô rửa sạch, đem giã nát rồi đắp vào chỗ khớp bị sưng viêm, tình trạng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Ăn lá tía tô: Bổ sung lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày vừa giúp tăng khẩu vị vừa giúp hấp thụ dưỡng chất tối đa nhất.

Tuy rằng có chứa nhiều vi chất có lợi cho sức khỏe bệnh nhân Gout nhưng hàm lượng các chất này trong tía tô là quá thấp, không đủ tác động đến căn nguyên bệnh, chưa kể tới việc có nhiều người đã sống chung với Gout nhiều năm thì hiệu quả của Tía tô hầu như là không có.

5. Dùng rau tía tô chữa trị bệnh cảm mạo

Tía tô dùng để xông

Trong dân gian thường dùng biện pháp xông để chữa một số bệnh như cảm, xông để chăm sóc da dẻ… Tía tô là thành phần không thể thiếu trong nồi nước xông. Thường thì chúng ta sẽ kết hợp tía tô với 1 số loại lá thơm khác như sả, lá tre, hương nhu, lá bưởi tạo thành lá xông và lau rửa. Khi đun nước xông nên để nước sôi rồi mới cho lá xông vào và đậy vung kín, khi xông thì mở vung hé. Xông xong nên lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ. Nếu lá xông đã được rửa sạch thì có thể uống 1 bát nước xông để phát huy tác dụng hơn.

Cháo tía tô

rau-tia-to
Hạ sốt bằng cháo tía tô được xem như một rau thuốc vừa hiệu quả lại dễ làm

Với tác dụng giải cảm, hạ sốt cháo tía tô được xem như một rau thuốc vừa hiệu quả lại dễ làm. Nấu cháo gạo tẻ xong cho ra bát, trộn thêm ít lá tía tô non thái chỉ. Người bệnh nên ăn nóng, để phát huy thêm tác dụng nên cho thêm 1 ít hành vào. Khi bị cảm người bệnh có thể kết hợp biện pháp xông sau đó ăn cháo tía tô sẽ rất nhanh khỏi.

Có thai bị cảm mạo

Khi phụ nữ mang thai bị cảm cúm thường có nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Khi bị cảm các thai phụ cũng rất hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Sau đây Đông y sẽ mách bạn bài thuốc an toàn cho thai phụ khi bị cảm mạo. Dùng mỗi loại 1 nắm lá tía tô và kinh giới, sắc lấy 1 bát nước uống khi còn ấm. Sau đó thai phụ nên ăn cháo nóng có đập vào 1 quả trứng gà tươi.

 Tía tô chữa cảm mạo

Lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu nắm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường phèn. Bài này thích hợp khi bệnh nhân có nôn mửa, đau bụng.

Cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hòa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.

Giải cảm phong hàn

Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài Hương tô tán (lá Tía tô 8g, Hương phụ 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm Gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt

Nguồn tổng hợp: Báo Sức khoẻ & Đời sống


Danh mục sản phẩm

Tin tức

Hotline:
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS
content/detail_special