Góc chia sẻ: Cần lắm những nông dân chuyên nghiệp - TRỒNG RAU LÀM VƯỜN/TRONG RAU LAM VUON/DỊCH VỤ QUÀ TẶNG/QUÀ TẶNG HANDMADE

Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, địa phương rất cần những người nông dân chuyên nghiệp. Tín hiệu đáng mừng là thời gian qua, những nông dân như thế xuất hiện ngày càng nhiều

top
Địa chỉ: 282 quốc lộ 50, KP4, Cần giuộc , Long An
Hotline: 0908 246 805
facebookHoa Nhà HandgiftHandgiftyt

Góc chia sẻ: Cần lắm những nông dân chuyên nghiệp

08-06-2017
Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, địa phương rất cần những người nông dân chuyên nghiệp. Tín hiệu đáng mừng là thời gian qua, những nông dân như thế xuất hiện ngày càng nhiều

Nông dân chuyên nghiệp

Trong buổi trò chuyện với nông dân sản xuất kinh doanh giỏi vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan cho rằng, những yếu tố hình thành người nông dân chuyên nghiệp là: Không tự bằng lòng, có khát vọng vươn lên trong sản xuất, quyết chí làm giàu cho chính mình và cho cộng đồng...

nong-dan-chuyen-nghiep
Ảnh minh hoạ

Bằng kinh nghiệm trồng xoài nhiều năm, ông Đoàn Thanh Hiền (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh) đã bắt tay cùng nhà khoa học sản xuất xoài theo hướng GlobalGAP. Ban đầu, giá sản phẩm sản xuất theo hướng tiêu chuẩn này chưa tương xứng với công sức bỏ ra, tuy nhiên ông Hiền xem đây chính là sự đầu tư “dài hạn”. Chính bằng niềm tin và sự phấn đấu của những người nông dân biết thay đổi như ông Đoàn Thanh Hiền phần nào giúp ngành hàng xoài tỉnh nhà chinh phục được thị trường trong và ngoài nước.

Với khát vọng nâng cao giá trị nông sản, tạo đầu ra ổn định, người nông dân đã thay đổi tư duy làm ăn riêng lẻ, tập hợp những người cùng chí hướng để sản xuất theo nhu cầu thị trường thông qua việc liên kết tiêu thụ sản phẩm. Nếu như trước đây, nông dân trồng ổi ở huyện Cao Lãnh có lúc phải lỗ nặng khi giá ổi chỉ còn vài trăm đồng/kg thì thông qua mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đã mở ra hướng đi triển vọng cho nông sản này. Ngoài việc yên tâm vì đầu ra đã có “doanh nghiệp lo” thì giá ổi cũng cao hơn thị trường, dao động từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Hữu Minh – Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) ổi Minh Thọ (huyện Cao Lãnh) cho biết: “Quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp, công ty đề ra rất nhiều yêu cầu so với phương pháp sản xuất truyền thống nên ban đầu tổ viên cũng khá khó khăn, nhưng bù lại đầu ra ổn định, giá bán hấp dẫn, các thành viên đều rất phấn khởi”.

Trong thời buổi hội nhập, nhiều nông dân có “tầm nhìn” còn lo nghĩ xa hơn. Ông Tống Văn Phong - Tổ trưởng THT quýt đường Vĩnh Thới cho hay: “Trong thời buổi cạnh tranh, đòi hỏi người nông dân không chỉ làm ra sản lượng cao mà chất lượng trái quýt phải đảm bảo an toàn, giá thành cạnh tranh. Và, nếu sản phẩm không hội tụ đầy đủ các yếu tố này thì nông sản sẽ đối mặt với tình trạng thua ngay trên “sân nhà””.

Nông sản sạch – giải tỏa cơn khát của người tiêu dùng

nong-san-sach
Ảnh minh hoạ

Trong buổi nói chuyện với nông dân Đồng Tháp, ông Trần Phi Tuấn – Chuyên gia thông tin thị trường, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đã thông tin đến nông dân về nhu cầu thị trường đối với nông sản canh tác theo hướng hữu cơ. Mô hình này được đánh giá là giàu tiềm năng, có sức hút mạnh đối với các thị trường lớn như: Mỹ, Trung Quốc, các nước Châu Âu.

Ông Trần Phi Tuấn đã chia sẻ câu chuyện của ông Nguyễn Lâm Viên –Tổng Giám đốc Công ty Vinamit thực hiện canh tác nông sản theo hướng hữu cơ đã dùng sữa hữu cơ để làm phân bón cho nông sản của mình. Theo đó, công ty không dùng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác mà thay thế bằng phương pháp dùng thiên địch để tiêu diệt các loài vật có hại... Sau khi Công ty Vinamit sở hữu “tấm giấy thông hành” – chứng nhận hữu cơ Control Union (Tổ chức kiểm định của Hà Lan) để vào thị trường khó tính Mỹ là bước ngoặt khai thông đầu ra cho nông sản của đơn vị. Chỉ một điểm của hệ thống siêu thị ở Mỹ là Costco, mỗi tháng Vinamit sẽ cung cấp 30 tấn trái cây khô và đơn vị không đủ hàng cung ứng. Vì vậy, Vinamit phải tìm những đối tác cùng chí hướng liên kết, tìm nguồn sản phẩm đạt yêu cầu để cung ứng sản phẩm cho thị trường.

Đối với tỉnh Đồng Tháp, một số nông dân của tỉnh cũng bắt đầu sản xuất theo hướng an toàn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Cụ thể là, nông dân Võ Văn Tiếng (xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự) từ mô hình trồng lúa sạch với xuất phát điểm ban đầu vài hecta, đến nay diện tích này đã nâng lên 40ha và dự kiến sẽ tiếp tục được tăng thêm từ 10 - 20ha trong năm tới, bởi nhu cầu người tiêu dùng hiện khá lớn, sản lượng chưa thể đáp ứng. Võ Văn Tiếng chia sẻ: “Em muốn Đồng Tháp không chỉ sản xuất được nhiều gạo mà còn phải có sản phẩm gạo an toàn cho người sử dụng. Không chỉ vậy, phương thức sản xuất này sẽ góp phần cải thiện môi trường đất, hạn chế đất bị bạc màu”.

Theo ông Trần Phi Tuấn, ngoài việc sở hữu sản lượng thì đòi hỏi nông sản phải khác biệt để thu hút người tiêu dùng. Đơn cử như bà con trồng mận xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung đã sáng tạo ra cách “giăng mùng” cho trái mận để tránh đối tượng gây hại, tạo ra sản phẩm an toàn. Hay sản xuất quýt đường theo hướng GlobalGAP của THT quýt đường Lai Vung đã tạo sức hút riêng với người tiêu dùng. Quy trình sản xuất này đã thuyết phục được doanh nghiệp VinEco bắt tay với THT để tiêu thụ sản phẩm với giá bán cao hơn thị trường từ 5.000-10.000 đồng/kg.

Theo bannhanong.vn


Danh mục sản phẩm

Tin tức

Hotline:
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS
content/detail_special