Rau củ quả kết hợp trong canh thuốc hỗ trợ phòng, chữa bệnh ung thư đại tràng - TRỒNG RAU LÀM VƯỜN/TRONG RAU LAM VUON/DỊCH VỤ QUÀ TẶNG/QUÀ TẶNG HANDMADE

Trong các món canh thuốc phòng, chữa bệnh ung thư thường có các loại rau, củ, quả, thịt động vật kết hợp với các vị thuốc, đây là sự kết hợp có chủ tính của người xưa nhằm giúp người bệnh ung thư tăng cường sức khoẻ vốn bị suy giảm cạn kiệt

top
Địa chỉ: 282 quốc lộ 50, KP4, Cần giuộc , Long An
Hotline: 0908 246 805
facebookHoa Nhà HandgiftHandgiftyt

Rau củ quả kết hợp trong canh thuốc hỗ trợ phòng, chữa bệnh ung thư đại tràng

17-10-2017
Trong các món canh thuốc phòng, chữa bệnh ung thư thường có các loại rau, củ, quả, thịt động vật kết hợp với các vị thuốc, đây là sự kết hợp có chủ tính của người xưa nhằm giúp người bệnh ung thư tăng cường sức khoẻ vốn bị suy giảm cạn kiệt

Tìm hiểu về đại tràng cho thấy, tuỳ thuộc vào vị trí của đại tràng mà có tên gọi cụ thể của đại tràng ở vị trí đó. Theo phân chia của sinh học thì có cách gọi như sau: Kết tràng phải, kết tràng trái, kết tràng ngày, trực tràng…Khi nói tới ung thư thì y học lại chia làm 2 nhóm cụ thể là: ung thư trực tràng và ung thư kết tràng.

Khi người bệnh mắc ung thư ở kết tràng hay trực tràng thường có những biểu hiện như: Thay đổi thói quen đi đại tiện, số lần đi đại tiện tăng lên nhiều lần, đại tiện lỏng hay đại tiện táo (táo bón), cũng có thể xen kẽ đi lỏng và táo bón, phân thường có dịch dính, có máu đầu phân, hai chóp phân hoặc đi đại tiện ra máu. Khi đi ngoài có kèm biểu hiện đau bụng. Đối với người mắc bệnh ung thư trực tràng thường có biểu hiện muốn đi đại tiện nhưng không đi được, phân có khuôn bé.

Vào giai đoạn cuối của ung thư người bệnh gầy yếu, máu chất lượng kém, có thể xuất hiện một số bệnh như vàng da, gan sưng to, bụng báng nước, tắc nghẽn ruột, đau vùng xương cùng kéo dài..v..v

Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại tràng thường do người bệnh bị viêm đại tràng co thắt kéo dài, dạng mãn tính, có polip đại tràng, u các tuyến dịch trong đại tràng, cũng có thể do ăn nhiều mỡ động vật, ăn nhiều thịt, ăn ít chất xơ, và một số chế độ ăn uống không bình thường khác…v..v

Theo quan điểm của Đông y thì nguyên nhân của căn bệnh này là do chế độ ăn uống không đều độ như ăn quá nhiều thịt, uống quá nhiều rượu, không ăn rau, hoa quả…. Cũng có thể căng thẳng khi làm việc, lo nghĩ khi ăn uống…v..v.. Đặc biệt là người bệnh ăn các chất làm tổn thương đường tiêu hoá kéo dài gây đầy trướng hòn cục trong ruột.

Rau củ quả kết hợp trong canh thuốc hỗ trợ phòng, chữa bệnh ung thư đại tràng

1. Quả sung

quả sung

Quả sung (hay còn gọi là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả)...

Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali... và một số vitamin như C, B1... Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón, hạ huyết áp, giảm cân và phòng chống ung thư.

Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp.

2. Quả mướp

Mướp là một loại quả rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, muướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

quả mướp

Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo “Lục xuyên bản thảo” mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.

Y dược học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…

Dây mướp có tác dụng ức chế khuẩn cầu.

- Xơ mướp có tác dụng chống viêm lợi niệu.

- Lá mướp có tác dụng chống các nếp nhăn, làm đẹp dung nhan.

- Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.

Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm (cả vỏ). Món ăn này vừa trị bệnh, vừa khoẻ người, làm đẹp da.

3. Củ cải trắng

củ cải trắng

Theo Đông Y củ cải tươi có tính mát, vị ngọt hơi cay nồng, tính không độc ( có tài liệu ghi lạnh), dẫn khí đi lên. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình (có tài liệu ghi ôn) dẫn khí đi xuống. Quy kinh phế và dị thường dùng để trị ho, hen suyễn, bụng trướng, sạn thận, lỵ, nhức đầu, ợ chua, thổ huyết, chóng mặt, tiểu đục, trúng phong.

Theo Y học hiện đại, củ cải có tác dụng khai vị, giúp ăn ngon miệng, chống hoại huyết ( chảy máu chân răng do thiếu vitamin C ), chống còi xương, sát khuẩn nói chung, kể cả trùng roi âm đạo, làm long đàm giảm ho, giảm mỡ, giảm đường huyết, giảm huyết áp.

Ăn củ cải nên ăn cả vỏ ( trừ khi xơ già) rửa sạch, vì vỏ chiếm 90% thành phần dinh dưỡng ( muối khoáng, calci, phospho, sắt...). Hạt cây củ cải có tính năng công dụng như củ cải nhưng thường dùng dưới dạng thuốc. Hạt củ cải có tác dụng hạ khí, định suyễn, hóa đàm, tiêu thực, lợi đại tiểu tiện.

Cần cảnh giác củ cải trắng xắt chỉ phơi khô làm giả kim ngân hoa, hoặc ép nhuộm màu làm giả nhân sâm. Nếu dùng nhân sâm thật lẫn nhân sâm giả ( bằng củ cải) thì sẽ mất tác dụng vì củ cải giải dược tính của nhân sâm.

4. Củ mã thầy ( củ năng)

củ mã thầy

Củ mã thầy chứa 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% đạm, 0,19% mỡ và 1,58% chất khoáng. Đặc biệt, nó còn chứa Puchiin, một chất có tính kháng khuẩn không chịu nhiệt. Điều này giải thích tại sao nước ép củ mã thầy lại có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn coli...

Đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng hỗ trợ trị liệu đối với các bệnh tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận, phục hồi nhanh sức khỏe đường ruột bởi chất xơ và tinh bột củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm.

Đông y cho rằng, củ mã thầy có vị ngọt, tính hàn, có công năng ích khí, an trung, khai vị, tiết thực, được sử dụng để trị nhiều bệnh do nhiệt, vàng da hay tỳ vị hư hàn…

Với hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú, ít calo lại không chất béo, củ mã thầy là thực phẩm rất thích hợp cho người ăn kiêng.

5. Hành củ

Hành củ là thực phẩm thuộc nhóm rau củ quả gần gũi với con người trong thành phần chế biến các món ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không những thế trong thành phần hành củ chứa gấp đôi thành phần các chất chống oxy hóa so với các loại củ hành khác. Các nhóm sulfur có trong hành củ như DMS, DDS, DTS và DTTS kích thích sản xuất cysteine, giúp giảm cân và giải độc cho cơ thể.

Theo Sức khoẻ & Đời sống – Lương y Thái Hoà


Hotline:
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS
content/detail_special