Rau củ quả kết hợp trong canh thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan - TRỒNG RAU LÀM VƯỜN/TRONG RAU LAM VUON/DỊCH VỤ QUÀ TẶNG/QUÀ TẶNG HANDMADE

Trong các món canh thuốc phòng, chữa bệnh ung thư thường có các loại rau, củ, quả, thịt động vật kết hợp với các vị thuốc, đây là sự kết hợp có chủ tính của người xưa nhằm giúp người bệnh ung thư tăng cường sức khoẻ vốn bị suy giảm cạn kiệt

top
Địa chỉ: 282 quốc lộ 50, KP4, Cần giuộc , Long An
Hotline: 0908 246 805
facebookHoa Nhà HandgiftHandgiftyt

Rau củ quả kết hợp trong canh thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan

25-10-2017
Trong các món canh thuốc phòng, chữa bệnh ung thư thường có các loại rau, củ, quả, thịt động vật kết hợp với các vị thuốc, đây là sự kết hợp có chủ tính của người xưa nhằm giúp người bệnh ung thư tăng cường sức khoẻ vốn bị suy giảm cạn kiệt

rau củ quả kết hợp trong canh thuốc

Tìm hiểu bệnh ung thư gan cho thấy, phần lớn số người bị ung thư gan thực chất là ung thư tế bào gan, cũng có một số nhỏ do tổn thương tế bào thượng bì ống mật nhỏ trong gan. Đặc biệt ung thư gan ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng cụ thể. Giai đoạn sau có các biểu hiện: Vùng gan thấy đau có thể gián đoạn, hoặc kéo dài, bụng trướng, nhu cầu ăn giảm, phần bụng trên có thể sờ thấy cục sưng. Giai đoạn tiếp theo người bệnh gầy yếu, có sốt, xuất hiện da vàng, bụng báng nước, đôi khi có xuất huyết đường tiêu hoá, ở giai đoạn nặng hơn người bệnh có thể bị hôn mê.

Nguyên nhân gây bệnh trong y học chưa khẳng định rõ, tuy nhiên có một số cơ sở cho thấy là tác nhân gây bệnh ung thư gan như: Cứng hoá gan, viêm gan dạng mãn tính do rượu, thức ăn bị nhiễm nấm mốc, dinh dưỡng kém…và có cả yếu tố di truyền.

Theo Đông y, bệnh ung thư gan có thể do một số nguyên nhân như khí uất trong gan, bệnh cổ chướng, hoàng đàn kéo dài, cơ thể mất khả năng đề kháng, nguồn dinh dưỡng không đầy đủ, người bệnh ăn phải thức ăn oi thiu, thức ăn chưa nấu chín, thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn nhiễm hoá chất..v..v..Những thứ này tích ứ trong gan làm mất khả năng đề kháng, chức năng gan bị rối loạn.

Rau củ quả kết hợp trong canh thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan

1. Mã đề

mã đề kết hợp trng canh thuốc

Trong đông y, cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt, tác dụng khử nhiệt, mát máu, ngưng cháy máu cam, thông mồ hôi, làm sáng mắt, tiểu tắc nghẽn, làm sạch phong nhiệt tại phổi, gan, trị chứng thấp nhiệt ở bàng quang, khiến cường âm tích tinh, lợi tiểu tiện mà không chạy khí

Mã đề cũng có tác dụng long đờm và trị ho. Thuốc viên bào chế từ cao mã đề và terpin đã được áp dụng trên lâm sàng, điều trị hiệu quả các bệnh viêm cấp tính đường hô hấp trên, làm nhẹ quá trình cương tụ niêm mạc hô hấp, chữa ho và phục hồi tiếng nói ở bệnh nhân viêm thanh quản cấp. Cao nước mã đề đã được áp dụng cho hơn 200 bệnh nhân viêm amiđan cấp, kết quả 92% khỏi bệnh, 8% đỡ. Tác dụng hạ sốt, phục hồi số lượng bạch cầu và làm hết các triệu chứng tại chỗ của mã đề được đánh giá là tương đương các thuốc kháng khuẩn thường dùng. Mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng. Thuốc dạng dầu chế từ bột mã đề khi đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đỡ nung mủ và viêm tấy. Còn thuốc mỡ bào chế từ cao đặc mã đề đã được sử dụng để điều trị các ca bỏng 2-45% diện tích da, đạt kết quả tốt. Bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, không xót, không nhức buốt, dễ thay bông và bóc gạc. Vết bỏng đỡ nhiễm trùng, ít mủ, giảm mùi hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi. Bệnh nhân giảm được lượng thuốc kháng sinh dùng toàn thân. Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn tính.
2. Nấm hương

nấm hương kết hợp trong canh thuốc

Nấm hương giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt, nhưng lưu ý mỗi ngày không nên ăn quá 50 gram.

Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê...

Trong nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Ngoài ra, chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm.

3. Bí đao

Thành phần chủ yếu của bí đao là nước, nhiều chất xơ, không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg phosphor, 0,3mg sắt, nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B3, B9, C, E... và khoáng chất như kali, phosphor, magie...).

bí đao kết hợp trong canh thuốc

Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua…  Đây thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày này rất tốt cho sức khỏe, nó có tác dụng thanh nhiệt làm mát ruột, giúp da đẹp dáng thon.

Ngoài ra, bí đao còn được xem là một trong những loại thuốc có tác dụng chữa được nhiều bệnh như hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, ung nhọt…Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai… 

4. Hành lá

Theo đông y, hành có vị cay, tính ôn, không độc, vào hai kinh phế và vị. Hành có tác dụng hòa trung, thông dương, hoạt huyết, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa cảm cúm, ho sốt, nhức đầu, sổ mũi. Hành tăng tiết dịch tiêu hóa, chữa chứng ăn không ngon, không tiêu, trướng khí, nôn mửa. Hành còn là vị thuốc ôn dương. Do làm ấm thận, hành còn làm ấm cả bào cung nơi có ba kinh nhâm, xung, và dốc chi phối sức khỏe phụ nữ (kinh nguyệt, thai sản).

hành lá kết hợp trong canh thuốc

Theo tây y, hành thuộc họ Hành Tỏi, đều chứa allicin – một kháng sinh rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Hành vừa tăng cường miễn dịch vừa diệt vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, hành rất hiệu nghiệm đối với các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm trong cơ thể.

Hành còn có tác dụng điều tiết thân nhiệt, tạo điều kiện hoạt động của tuyến mồ hôi; và làm tiêu cục máu đông gây tắc mạch máu. Ăn hành đều đặn với lượng vừa phải sẽ giúp hạ cholesterol máu, cản trở sự tích tụ cholesterol trên thành mạch máu. Hành có chứa “insulin thảo mộc” nên dùng tốt cho bệnh nhân tiêu đường.

Để dùng hành phòng chữa bệnh có hiệu quả bằng cả hai hình thức ăn và thuốc, cần bảo toàn tác dụng của tinh dầu và men rất dễ bị phân hủy. Hành tươi sống có tác dụng mạnh hơn hành luộc chín. Hành nên nghiền nát để tế bào thoát hoạt chất, sau đó để vài phút cho men chuyển hoạt chất thành chất cho tác dụng dược lý cần thiết. Là gia vị, hành nên cho vào sau khi nấu chín món ăn và chỉ để một lúc, tránh để hoạt chất quý bị nhiệt phá hủy.

5. Đậu đỏ

Đậu đỏ là thực phẩm được ưa dùng trong ẩm thực của các nước châu Á. Cũng giống như các loại đậu khác, đậu đỏ được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao về hàm lượng dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Đông y, hạt đậu đỏ có công dụng lợi tiểu, thanh 

Lương y Thái Hoà - Sức khoẻ & Đời sống


Hotline:
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS
content/detail_special